1. Tôi còn trẻ, sức khỏe  tốt  thì có thể mắc lao được không? 

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, ở bất cứ thời điểm nào.

2. Vậy bệnh lao là bệnh gì?

Bệnh lao là bệnh do vi trùng Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh phá hủy phổi và những bộ phận khác của cơ thể, và có thể gây tình trạng trầm trọng. 

3. Bệnh lao lây truyền như thế nào ?

Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy làm cho vi trùng lao dễ dàng phát tán vào không khí.

Bệnh lao không truyền qua đồ đạc trong nhà, như bát đũa, ly tách, chăn màn, quần áo hay điện thoại. Vì thế, không cần dùng đồ đạc riêng.

4. Có những loại lao nào?

Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau sẽ cho các loại lao khác nhau. Theo vị trí lao, có 12 loại lao khác nhau. Trong đó lao phổi chiếm 80%, lao ngoài phổi chiếm 20%

5. Có biểu hiện của bệnh lao là có thể lây truyền bệnh sang mọi người xung quanh?

Không phải ai bị bệnh lao cũng có thể lây truyền cho người khác, điều này phụ thuộc vào số lượng vi trùng ở người bệnh. Những bệnh nhân lao phổi mới có khả năng lây lan cho cộng đồng, lao ngoài phổi không có khả năng lây.

6. Những biểu hiện ban đầu của bệnh lao phổi là gì?

Trước hết là căn cứ vào những dấu hiệu thay đổi của cơ thể như:

– Ho khúc khắc kéo dài, có khi khạc ra đờm hoặc trong đờm lẫn máu.

– Cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu.

– Cứ về chiều lại hơi sốt, theo dõi thân nhiệt thấy sáng và chiều cách nhau khoảng nửa độ, ví dụ sáng 370C, chiều 37,30C – 37,50C kéo dài nhiều ngày.

– Có trường hợp cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu. 

Lời khuyên quan trọng đối với mọi người là nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều thì phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện.

Khi nghi ngờ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để xác định như: soi đờm tìm BK, chiếu hoặc chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm chức năng hô hấp, xét nghiệm máu… Ngoài ra còn có những phương pháp khác để khẳng định rõ hơn như chụp X-quang cắt lớp phổi, nuôi cấy đờm tìm BK (Vi trùng lao có họ và tên là Mycobacterium Tuberculosis, được Robert Koch (Đức) tìm ra năm 1882 nên còn gọi là Bacille Koch – viết tắt là BK.) và xác định mức độ kháng thuốc.

Xét nghiệm đờm tìm BK là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị sớm, tránh được lây lan sang những người chung quanh.

7. Tôi có thể phòng bệnh lao không?

Chắc chắn chúng ta có thể “cấm cửa” vi khuẩn lao khi chúng “ gõ cửa” cơ thể chúng ta. Hiện nay nước ta có chương trình tiêm chủng lao mở rộng với trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là phương thức phòng bệnh lao hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nhiệm vụ phòng tránh lao cũng là trách nhiệm của người bệnh , người chăm sóc bệnh nhân và toàn xã hội với những quy tắc ý tế nghiêm ngặt.

Bạn có thể thực hiện lối sống vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh, tạo sức đề kháng tốt không cho khuẩn lao có cơ hội phát triển.

 8. Lao và HIV có mối liên quan không?

Thông thường lao và HIV là một cặp đồng hành. Tuy vậy xin lưu ý về quá trình của nó, những người mắc lao sẽ không thể phát triển thành HIV/ AIDS, nhưng 50% bệnh nhân bị HIV/ AIDS thì HIV bị mắc lao. Vi rút HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh. Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. HIV/ AIDS và lao là một quá trình tương tác qua lại khiến thời gian sống của những người mang H ( mang vi rút HIV) ngắn lại.

9. Lao có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Có thể mắc lại bệnh lao sau khi chữa khỏi không?

Hiện nay, bệnh lao không còn được coi là một trong “tứ chứng nan y” nữa mà bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được; điều này đã được chứng minh rõ bằng kết quả  điều trị. Hàng năm, Việt Nam đã điều trị, chữa khỏi cho khoảng 90.000 bệnh nhân lao.

Tuy nhiên, bệnh lao khi đã được chữa khỏi thì vẫn có thể mắc trở lại. Người chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm bệnh lại từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn xót lại trong người bệnh. Chính vì vậy, bệnh lao sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vòng đời mỗi con người.

10. Điều trị bệnh lao ở đâu và có được hưởng ưu tiên gì không?

Điều trị lao được thực hiện ở tất cả các bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến trung ương.

Người mắc bệnh lao hiện được chữa bệnh bằng những hỗ trợ của nhà nước như thuốc chữa lao miễn phí, xét nghiệm theo dõi miễn phí và được bảo hiểm y tế chi trả những khoản phí chữa bệnh. Bên cạnh đó, họ cần nhận thức được trách nhiệm của họ là phải chữa khỏi bệnh để không làm lây bệnh sang những người thân trong gia đình và cộng đồng.

Trần Hiền

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x