1.  Ho Ra Máu: 

Đây là triệu chứng rõ nhất của bệnh nhân lao phổi. Tuy nhiên khi ho ra máu nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng và phương pháp điều trị cũng phức tạp hơn. Ở những bệnh nhân này lượng ho ra máu không giống nhau, có thể có người ho ra máu ít nhưng cũng có trường hợp ho ra máu nhiều. 

Song trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân lao phổi đã điều trị khỏi nhưng vẫn có di chứng ho ra máu, đó là do phổi đã bị tổn thương quá nặng nề. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm được xem như là phương pháp tốt nhất cho lao phổi.

2.  Giãn Phế Quản:

Giãn phế quản là di chứng thông thường của bệnh nhân lao phổi. Khi vi khuẩn lao phá hủy nhu mô phổi, tổ chức xơ phát triển, dây xơ co kéo làm phế quản bị biến dạng hẹp lại. Có khi trong lòng phế quản cũng bị tổn thương. Giãn phế quản có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. 

Khi bị giãn phế quản người bệnh có thể ho, ho thường xuyên và liên tục, rát ngứa ở cổ họng, khạc đàm mạn tính. Đàm nhày dễ lắng thành nhiều lớp, khi có nhiễm trùng thì thành mủ. Một triệu chứng cũng là biến chứng của giãn phế quản đó là ho ra máu. Có thể chỉ là máu dính lẫn trong đàm, có thể là ho ra máu lượng nhiều, dai dẳng. Nguyên nhân là do các mạch máu ở thành phế quản đã bị giãn nở to ra, khi vỡ gây ho ra máu. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong. 

Giãn phế quản không thể chữa khỏi bằng thuốc. Vì vậy không nên dùng thuốc ho sẽ làm việc dẫn lưu đàm bị trì trệ, bệnh sẽ nặng thêm. Trong một số trường hợp giãn phế quản khu trú và khi có nhiều biến chứng như nhiễm trùng tái diễn, ho ra máu lượng nhiều, có chỉ định mổ cắt bỏ phần phổi bệnh. Trường hợp này giãn phế quản được chữa lành. 

3.  U Nấm Phổi Aspergillus

Bệnh lao dù đã được chữa khỏi nhưng để lại vô số di chứng. Khi vi khuẩn lao tấn công vào nhu mô phổi sẽ tạo thành những hoại tử bã đậu, dù đã điều trị khỏi nhưng sẽ để lại những hang lao trong phổi. Những hang lao này nếu nhỏ sẽ bị xơ hóa và biến mất, nhưng trường hợp nhu mô phổi tổn thương nhiều tạo thành những hang lớn thì rất khó bị xơ hóa và lấp đầy hang. Hang lao tồn tại lâu ngày có thể bị nấm trong không khí bám vào rồi sinh sôi, phát triển thành cục nấm gọi là u nấm phổi. Triệu chứng của u nấm là bệnh nhân ho ra máu, có thể là lượng nhiều, dai dẳng. Khi chụp Xquang hoặc chụp CT-Scan ngực sẽ thấy hình ảnh cục nấm nằm trong hang như cái lục lạc.

Can thiệp duy nhất để điều trị u nấm là phẫu thuật cắt bỏ u nấm. Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng nấm không hiệu quả.

4.  Xơ Phổi:  

Vùng nhu mô phổi bị lao khi lành bệnh sẽ thành thẹo, gọi là bị hóa xơ. Nếu ít, không ảnh hưởng đến chức năng phổi. Nếu nhiều quá, phần phổi bị xơ không hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân bị suy hô hấp. Có nhiều người khi chụp phim phổi tình cờ phát hiện có tổn thương xơ, di chứng của lao trước đó đã được chữa khỏi. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị riêng biệt cho di chứng này. 

5.  Tràn Khí Màng Phổi:

Các tổn thương dạng bóng khí nằm ở sát bên màng phổi có thể bị vỡ làm không khí tràn vào khoang màng phổi gọi là tràn khí màng phổi. Đây là biến chứng nặng, gây suy hô hấp nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Biến chứng có thể xảy ra sau một gắng sức hoặc không có tác nhân nào cụ thể. Bệnh nhân đột ngột thấy đau ngực, khó thở, mức độ khó thở nhiều hay ít tùy vào tình trạng hô hấp trước đó của bệnh nhân. Nếu là người đã suy hô hấp do di chứng của các bệnh phổi khác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, .. thì tràn khí màng phổi sẽ gây suy hô hấp cấp nguy hiểm đến tính mạng. Ở nước ta, sự kết hợp giữa bệnh phổi tắc nghẽn và bệnh lao rất thường gặp và làm cho tình trạng bệnh nhân thêm nguy hiểm. Điều trị tràn khí màng phổi là một cấp cứu, thường là phải đặt ống dẫn lưu khí ra khỏi khoang màng phổi để phổi nở trở lại. Nếu không hiệu quả phải can thiệp phẫu thuật để bít lỗ thủng và cắt bỏ những bóng khí nguy cơ khác.

6.  Suy Hô Hấp Mạn Tính:

Nếu bệnh lao quá nặng, tổn thương phổi nhiều, thì sau khi chữa khỏi di chứng cũng rất nặng nề. Phổi bị xơ hóa nhiều, không hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân sẽ suy hô hấp. Nhất là với những bệnh nhân nghiện hút thuốc lá sẽ thúc đẩy diễn tiến của bệnh nhanh chóng đi đến kết thúc hơn.

Việc phát hiện sớm, điều trị đúng, là điều kiện cần để chữa lành bệnh lao và tránh được những di chứng và biến chứng nguy hiểm sau này.

Nếu biết cách phòng ngừa bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh lao phổi. Phòng ngừa lao phổi không chỉ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mà còn là bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng. 

Theo Liên Hương.

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x