Đây là con số được thống kê bởi các bác sĩ điều trị lao phổi. Theo đó, ở các nước phát triển con số này là 20 % và ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là 50 %. Đây chính là nguyên nhân khiến lao phổi trở thành một căn bệnh nguy hiểm hơn trong cộng đồng.

Lao phổi là bệnh do trực khuẩn lao gây ra, thông thường trực khuẩn lao có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài từ 6 – 8 tiếng đồng hồ. Những bệnh nhân lao phổi có trực khuẩn lao trong người, khi ho, hắt hơi, nói chuyện…vi khuẩn lao sẽ theo đó ra môi trường không khí, tồn tại lơ lửng trong không khí, người bình thường hít phải sẽ nhiễm bệnh. Theo ước tính một lần ho, nhổ nước bọt của bệnh nhân lao phổi cho ra ngoài 3000 vi khuẩn lao, nếu hắt hơi con số này sẽ tăng lên 1.000.000. Đây chính là mầm bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Điều đáng lo ngại hơn nữa, phần lớn bệnh nhân mắc lao phổi khi chưa điều trị khỏi dứt điểm thường tự ý ngưng sử dụng thuốc và ngưng điều trị tại bệnh viện. Điều này khiến vấn đề kiểm soát bệnh lây lan càng trở nên khó khăn. Trong khi lao phổi là bệnh có tỉ lệ lây nhiễm nhanh nhất và khả năng tái phát là cao nhất.

benh lao phoi

Lao phổi là bệnh có thể chửa khỏi

Trong quá trình điều trị, người thầy thuốc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị lao. Nếu không có người thầy thuốc sẽ không thể giải quyết lao tốt được từ khâu phát hiện, chẩn đoán đến khâu điều trị, phòng bệnh.Tuy nhiên, người quyết định sự thành bại của điều trị bệnh lại là bệnh nhân lao phổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hơn 50 % bệnh nhân lao phổi “ đứt gánh giữa đường” khi đang điều trị lao phổi, khiến cho việc trị bệnh thất bại, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

Người bệnh có bệnh nhưng không chịu đi khám chữa để phát hiện bệnh, không đến cơ sở y tế hoặc không chịu chữa hoặc chữa không đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì dù thầy thuốc có giỏi, cơ sở y tế có được trang bị tốt, có đầy đủ thuốc phát không cho người bệnh thì việc chữa bệnh cũng không có kết quả.

Người bệnh phải là người tích cực nhất, chủ động nhất cộng tác với bác sĩ, tham gia cùng bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Phần lớn, rất nhiều bệnh nhân lao phổi coi thường bệnh, không tuân thủ việc điều trị, chữa bệnh không đủ thời gian, dùng thuốc không đúng liều lượng…một phần là do thiếu hiểu biết về bệnh lao, do yếu tố tâm lý, xã hội…Nhưng cho dù vì nguyên nhân nào thì cả bác sĩ và bệnh nhân lao cần phát huy trách nhiệm của mình trong quá trình điều trị và phòng bệnh.

benh lao phoi

 Tuân thủ phác đồ điều trị lao phổi

Tầm quan trọng của việc điều trị lao đủ thời gian

Điều trị lao muốn có kết quả phải điều trị đủ liều lượng, đủ thời gian, có giai đoạn tấn công, giai đoạn củng cố. Thời gian cần thiết cho việc điều trị lao đối với công thức bình thường là 9 tháng, đối với công thức ngắn ngày là 6 – 8 tháng. Trong đó, được chia thành các giai đoạn : Giai đoạn tấn công là 3 tháng đối với công thức bình thường, 2 tháng với công thức ngắn ngày. Giai đoạn củng cố là 6 tháng với công thức bình thường, 4 – 6 tháng với công thức ngắn ngày.Trong đó, giai đoạn tấn công là giai đoạn quan trọng nhất, mục tiêu của giai đoạn này là tiêu diệt hết trực khuẩn lao. Giai đoạn củng cố là giai đoạn tiêu diệt hết các trực khuẩn lao còn sót lại, là giai đoạn chống tái phát. Nếu người bệnh bỏ dở việc điều trị thì sẽ không thể đạt được mục tiêu chữa bệnh, bệnh sẽ phát triển trở lại, đặc biệt là bỏ dở điều trị trong 2- 3 tháng đầu.

 Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh lao

Trong thời gian điều trị 2- 3 tháng đầu vi khuẩn lao sống trong các vùng tổn thương lao phổi còn nhiều, nếu chỉ bỏ sót 1 ngày không uống thuốc phải tiếp tục dùng thuốc lại ngay, đến giai đoạn củng cố, trực khuẩn lao không còn nhiều nhưng cũng không thể bỏ ngày điều trị quá lâu. Nếu bệnh nhân lao phổi bỏ điều trị từ 1 tháng trở lên mà trong đàm vẫn có vi khuẩn lao thì việc điều trị phải làm lại từ đầu, khi này bệnh sẽ rất khó chữa khỏi, dễ phát sinh trực khuẩn lao kháng thuốc.

Bởi vậy, gia đình, bệnh nhân,, bác sĩ và những người xung quanh cần có trách nhiệm trong việc phòng và điều trị dứt điểm lao. Nếu bỏ dở quá trình điều trị sẽ là mầm mồng lây bệnh cho những người xung quanh, trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Một nguyên tắc không thể thay đổi là phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh lao phổi.

Theo Quỳnh Anh

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x