Rất nhiều bệnh nhân bị lao phổi thắc mắc thời gian để điều trị lao bao lâu là đủ . Dù đã được cảnh báo rất nhiều và có cả quy định riêng về thời gian điều trị tối thiểu với bệnh nhân lao nhưng không phải ai cũng hiểu và thực hiện được. Việc rút ngắn thời gian điều trị sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Thời gian điều trị lao

Bệnh lao là bệnh gây ra bởi trực khuẩn lao, trực khuẩn lao là trực khuẩn rất đặc biệt, có lớp vỏ cấu trúc phong phú, phức tạp làm cho nó khó bị các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt. Hơn nữa, ngoài khả năng tồn tại bên ngoài tế bào của cơ thể, trực khuẩn lao còn có thể sống tiềm ẩn bên trong tế bào nên tránh được tác động của thuốc chống lao, duy trì sự tồn tại và khi có điều kiện thuận lợi thì nó phát triển bên trong tế bào.

Vì thế rất khó để có thể tiêu diệt được trực khuẩn lao một cách nhanh chóng như tiêu diệt các vi khuẩn thông thường khác, yêu cầu tốn kém thời gian hơn rất nhiều.

Thời gian chữa lao thích hợp nhất là thời gian chữa đủ để tiêu diệt hết trực khuẩn lao, ngăn cản khả năng tái phát. Đối với công thức điều trị thông thường trước đây là 9 tháng, ngắn hạn nhất phải từ 6 – 8 tháng. Việc tuân thủ thời gian điều trị được xem như việc quan trọng và cần thiết nhất để chữa trị lao. Nếu không áp dụng đúng thời gian điều trị sẽ khiến cho bệnh không được điều trị dứt điểm, trở thành ổ bệnh lây nhiễm cho những người xung quanh. Quan trọng hơn khi lao tái phát thì khả năng bị lao kháng thuốc là vô cùng cao, khi đó mọi phương pháp điều trị đều không còn tác dụng.

Lao trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân lao chọn phương pháp điều trị tại nhà, tuy nhiên các bác sĩ lao không khuyến  khích phương pháp này. Mọi liệu trình điều trị đều cần có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ mới có thể kiểm soát được bệnh. Mọi bệnh nhân lao đều phải ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài để giảm thiểu khả năng lây bệnh.

Khi nào bệnh nhân lao phải nằm viện?

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp buộc phải được điều trị tại bệnh viện như :

– Lao phổi tổn thương rộng, bệnh đang tiến triển, khả năng lây nhiễm cao, không có điều kiện cách ly tốt ở nhà. -Các thể lao nặng : Lao kê, lao màng não, lao cột sống, đốt sống bị hủy hoại nhiều, có áp xe lạnh…– Lao phổi có nguy cơ gây suy hô hấp, lao phổi tổn thương rộng, xơ lồng ngực do lao đang có bội nhiễm phế quản…

– Các thể lao có nguy cơ gây trụy tuần hoàn : Lao màng tim, đợt cấp của tâm phế mạn, lao phổi suy kiệt.

– Có các biến chứng nặng, nguy hiểm của thể lao : Ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi do lao, tắc ruột do lao.

– Bệnh nhân lao bị tái biến do thuốc chống lao gây ra.

– Bệnh nhân lao phổi không có khả năng điều trị tốt tại nhà, khó giám sát, đang điều trị lao ở giai đoạn tấn công của phác đồ điều trị ngắn hạn.

Tùy tình trạng của người bệnh, điều kiện, hoàn cảnh, khả năng tiếp nhận của cơ sở y tế mà những đặc điểm nêu trên có thể thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên phải luôn có sự theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị.

Theo Bùi Nhung

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x