1. Phát hiện lao càng sớm càng dễ chữa khỏi hoàn toàn.
Ngay cả khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh lao, người bệnh đi xét nghiệm đờm trực tiếp cũng có khả năng không tìm ra khuẩn lao. Vì thế việc phát hiện lao sớm ngay từ khi còn trứng nước là điều rất khó, vì rằng mấy khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ra tự đến bệnh viện để thực hiện các cách xét nghiệm ( trừ những người có mức thu nhập cao, kiểm tra sức khỏe định kì theo quý). Tuy nhiên khả năng bạn may mắn tình cờ phát hiện khuẩn lao trong khi đi khám bộ phận khác là hoàn toàn có.
Phát hiện khuẩn lao từ khi còn trứng nước thì những tổn thương lao phổi mới hình thành chưa viêm, nên không thể phá hủy bộ phận nó sống kí sinh. Với vi khuẩn lao trong thời gian sinh sôi mạnh nhất cứ 20- 24h sẽ có một lần phân chia, nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động thì chỉ sau một tháng sẽ hình thành hang lao 2cm ( tồn tại khoảng 100 triệu vi khuẩn lao), đến lúc này trong đờm của bệnh nhân lao đã tồn tại khả năng lây lan bệnh khi ho, khạc nhổ, nói chuyện gần với cộng đồng.
Với bệnh nhân được phát hiện bệnh lao sớm như đã nói chỉ cần ba tháng điều trị sẽ xóa sạch các dấu vết bệnh lao tại vị trí nó sống kí sinh, ( chữa khỏi hoàn toàn) và rất ít khả năng tái phát trở lại
Khi phát hiện mình mắc khuẩn lao chúng ta nên tự nhắc mình “ chữa lao như cứu hỏa” không được chần chừ, thiếu quyết đoán đợi thu xếp công việc, tránh tâm lý mặc kệ bệnh đến đâu thì đến, khi nào bệnh nặng hẵng hay. Chỉ cần bạn chần chừ một ngày không chỉ bạn mà còn người thân và xã hội đứng trước mối hiểm họa.
Khi có dấu hiệu nghi lao hãy đến trung tâm y tế để được thăm khám sớm nhất
2. Chữa đúng phương pháp.
Chắc hẳn ít người biết rằng khi chữa bệnh lao mỗi người bệnh sẽ phải điều trị ít nhất ba loại thuốc điều trị lao khác nhau. Như chúng ta đều biết, lao là vi khuẩn có sức sống mạnh mẽ, lại có khả năng kháng thuốc cao. Vi khuẩn lao kháng thuốc có hai dạng: lao kháng thuốc tự nhiên và kháng thuốc sau điều trị không khỏi.
Bởi vậy khi điều trị lao bệnh nhân thường phải uống nhiều loại thuốc lao, nếu vi khuẩn lao kháng 1-2 loại thì sẽ còn loại thứ 3 ngăn ngừa, tiêu diệt khuẩn lao.
Mỗi một bệnh nhân có thể mắc những bệnh lao khác nhau ( có 12 loại lao khác nhau), hoặc cùng là một loại lao nhưng ở trên cơ thể khác nhau ( lao phổi ở người trưởng thành khác lao phổi ở trẻ em, hoặc lao phổi ở người nhiễm HIV), cơ địa khác nhau sẽ có những diễn biến của bệnh khác nhau. Vì vậy quá trình, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy đối tượng. Bệnh nhân không nên so sánh, áp dụng máy móc mình với người khác đã điều trị trước đó, mà cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng điều trị của chuyên gia.
Bác sĩ sẽ theo dõi tiến triển bệnh sát sao để biết thời gian điều trị bệnh.
3. Chữa lâu dài
Bệnh nhân mắc khuẩn lao cần xác định cho mình thời gian điều trị bệnh lao ngắn nhất là từ 6- 8 tháng. Khoảng thời gian này được chia làm 2 giai đoạn sau:
– Từ 2-3 tháng đầu:
Đây được xem là thời gian quan trọng, quyết định khi đó ba loại thuốc lao cùng lúc tổng hợp sức mạnh, vô hiệu hóa quá trình phân chia, đồng thời tiêu diệt khuẩn lao tại vị trí cư trú.
– Từ tháng 4-5:
Sau khi thuốc lao phát huy tác dụng, quá trình phân chia của khuẩn lao giảm mạnh, từ 1 ngày phân chia một lần xuống còn 2-3 ngày phân chia một lần. Thời gian nằm vùng (trong 2-3 ngày chờ phân chia) kháng sinh ít phát huy sức mạnh hơn, dần dần chuyển đổi hình thức “ chiến đấu” từ quyết liệt sang âm thầm, bền bỉ, cho đến khi loại bỏ hoàn toàn khuẩn lao trong cơ thể. Thuốc kháng sinh lúc này đưa vào cơ thể ít dần theo như cầu điệu trị khuẩn lao giảm. Với những trường hợp có biến động bác sĩ điều trị sẽ kịp thời điều chỉnh để phù hợp với diễn biến của bệnh. Điều trị bệnh lao lâu dài vừa là tuân thủ quy luật phát triển của bệnh lao vừa tránh tác dụng phụ của thuốc chữa lao
4. Chữa bệnh dứt điểm
Với bệnh nhân bị lao thông thường sẽ chăm chỉ uống thuốc và tuân theo chỉ định của bác sĩ thời gian đầu ( từ 2-3 tháng đầu). Nhưng đến những tháng sau đó thì có phần sao nhãng, thậm chí là bỏ dở quá trình điều trị vì bận rộn với công việc, phần vì chủ quan khi thấy cơ thể khỏe mạnh họ cho rằng đã khỏi bệnh. Họ không nhận thức được rằng sau khi các kháng sinh tích cực điều trị những vi khuẩn lao tạm thời đầu hàng, lui vào “án binh bất động” chờ thời cơ để bùng phát trở lại. Những bệnh nhân bỏ dở quá trình điều trị có khả năng bị tái lao và lao kháng thuốc rất cao. Mỗi bệnh nhân lao cần luôn ý thức được rằng họ phải có trách nhiệm điều trị dứt điểm lao để chữa khỏi bệnh cho chính mình đồng thời tránh nguy cơ lây lan cho cộng đồng, hạn chế tối đa nguy cơ lao tái phát sẽ sản sinh ra khuẩn lao kháng thuốc khó điều trị hơn.
Bốn nguyên tắc chữa lao trên đây không phải khó thực hiện nếu mỗi người nhận thức được những nguy hiểm của lao với bản thân và cộng đồng. Bạn hãy thử nghĩ rằng nếu bạn mắc lao, bạn có thể lây cho 20 người thân trong nhà, và 20 người thân của bạn sẽ lây lan ra cộng đồng nhanh đến mức nào. Vì vậy hãy chủ động phát hiện lao, đừng chần chừ điều trị lao, nếu điều trị phải điều trị lâu dài, dứt điểm. Một lần bạn bỏ cuộc giữa đường sẽ khó khăn gấp đôi ở lần điều trị sau.
Trần Hiền