Bệnh lao phổi là bệnh điển hình trong suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Bệnh do các trực khuẩn lao gây ra, khi sức đề kháng yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn lao bùng phát. Đây là bệnh có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng, vì vậy, muốn điều trị tận gốc cần điều trị căn nguyên gây ra bệnh.

 Dược liệu quý – bài thuốc gia truyền cho lao phổi

Từ xa xưa, trong y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc quý từ các dược liệu giúp điều trị bệnh lao. Những thực phẩm có thành phần từ đông y luôn được đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là một số dược liệu quý như : Xuyên tâm liên, diệp hạ châu, cao sói rừng, cao nhàu, sữa ong chúa…từ lâu đã được biết đến như “vệ sĩ” của gan phổi…

Xuyên tâm liên : Còn có tên gọi là “nhất kiến hỷ”, “công cộng”, “khổ đảm thảo”…Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi, là vị thuốc nam quý từ lâu đời. Cây xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Đặc biệt là vị thuốc có công dụng chữa viêm phổi, áp –xe phổi, sốt, viêm họng, amidan, xương khớp đau nhức…

Cây Xuyên tâm liên

Trên thực tế, các công trình nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã cho thấy xuyên tâm liên là một “kháng sinh thiên nhiên” . Theo các kết quả thực nghiệm thu được thì nước sắc cành, lá cây xuyên tâm liên có tác dụng ức chế “liên cầu khuẩn viêm phổi”,  “tụ cầu khuẩn  vàng”,  “trực khuẩn mủ  xanh” . Còn có tác dụng giải nhiệt, kháng  viêm, giải độc và tăng cường chức năng miễn dịch.

Diệp hạ châu : Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, có rất nhiều công dụng thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh gan, giải độc gan. Diệp hạ châu vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tổn ứ, thông huyết, hạ nhiệt…là dược liệu quý điều trị đau gan, giải độc gan…

Bệnh nhân lao phổi thường phải sử dụng rất các thuốc tây y với thành phần hóa học phức tạp. Việc sử dụng thuốc chồng chéo gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, do đó diệp hạ châu được xem như phương pháp giải quyết vấn đề này. Với chức năng thanh nhiệt, giải độc gan…sẽ giúp cho gan hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe và thể lục cho bệnh nhân.

Cao sói rừng : Sói rừng là loài cây nhỏ, cao 1-2m, đốt phồng to, nhánh tròn, không lông, mọc đối. Theo Đông y, sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương,…

Cây sói rừng

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus  aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh  bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa… Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Vì vậy, sói rừng được xem như dược thảo chống viêm, chống vius, tăng cường miễn dịch tốt nhất.

Công dụng của các dược liệu từ lâu đã được khẳng định trong việc hỗ trợ và điều trị mọi chứng bệnh. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng dược liệu thô, chưa được qua sơ chế hoặc chưa có kiểm định chất lượng.

Cũng như bệnh lao, không thể sử dụng các dược liệu thì xem nhẹ các thuốc điều trị khác. Cần phải có sự kết hợp hiệp đồng với nhau, hiện nay có rất nhiều các thực phẩm bổ sung được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, hiệu quả nhưng không có tác dụng phụ. Với những sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ đầy đủ sẽ giúp rút ngắn nhiều công đoạn tìm, chọn, sơ chế…dược liệu cho bệnh nhân, tránh những rủi ro về chất lượng và giá cả.

                                                                                                                                   Thu Thủy

 

 

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x