Loài người đã trải qua cơn ác mộng với nỗi ám ảnh kinh hoàng về  “cái chết đen” – dịch hạch thế kỉ XIV, nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới và cướp đi 1/3 dân số Châu Âu. Bệnh lao với cái tên “ dịch hạch trắng” được dùng để gọi thay cho bệnh lao. Cụm từ đó cảnh báo mức độ nguy hiểm cũng nhưng tốc độ lây lan của nó.

Bệnh nhân lao

Việc tìm ra kháng sinh và một số thuốc hóa học thế kỉ XX tình hình mắc lao có giảm xuống, do đó nhiều quốc gia bắt đầu xem nhẹ công tác phòng chống lao. Nhưng đến những năm cuối thập kỷ 90 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng bệnh lao đang có chiều hướng tăng trở lại, nhất là ở những nước đang phát triển; đồng thời xuất hiện thêm những nguy cơ mới như số bệnh nhân bị kháng thuốc tăng, lao phối hợp với nhiễm HIV/AIDS gây tử vong rất nhanh.

Những con số biết nói

-Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Hội nghị quốc tế về lao lần thứ tư họp tại Mỹ (tháng 6/2002), trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có ít nhất trên 2 triệu người tử vong do lao và khoảng 8 triệu người bị mắc lao.

-Trong vòng 10 năm qua (1990-2000) đã có gần 30 triệu trường hợp tử vong do lao.

-Số người chết vì bệnh lao đứng thứ 2 sau HIV

-Một người bị bệnh lao có thể lây truyền cho 15- 20 người / năm

Bệnh lao đã và đang đặt cho loài người bài toán về nhận thức phòng chữa bệnh cũng như tiến bộ hơn nữa trong y khoa. 

Tại sao ở những nước đang phát triển tỷ lệ mắc lao cao ?

Ở các nước đang phát triển do tình hình kinh tế chưa phát triển, hầu hết mọi người chỉ chú trọng làm việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu cuộc sống mà ít dành thời gian xứng đáng cho chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh. Chính tâm lý phòng bệnh thấp khiến thời gian ủ bệnh lao tương đối thuận lợi. Người mắc bệnh lao giai đoạn đầu không biết mình mang bệnh nhưng vẫn có khả năng lây lan bệnh ra cộng đồng.

Ở các nước đang phát triển tâm lí phòng ngừa bệnh thấp do điều kiện kinh tế hạn chế

Dấu hiệu bệnh khó nhận biết. Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. Khi có những triệu chứng  đặc trưng của bệnh lao là lúc bệnh đã ở giai đoạn muộn phải điều trị bằng những biện pháp mạnh và khả năng lây lan là cực kì lớn. Một người không ý thức được mình mang bệnh khiến cho tốc độ lây lan của bệnh khó kiểm soát, nhất là những bệnh lây qua đường hô hấp như lao.

Lao là bệnh truyền nhiễm: Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người bị bệnh, người khỏe mạnh nếu hít phải giọt nước mang khuẩn lao sẽ nhiễm lao. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Phương thức lây bệnh này khiến cho “vi khuẩn lao” tiềm ẩn ở bất cứ đâu trong không gian, đặc biệt là những mỗi trường iếm khí : phòng điều hòa, nơi dân cư đông , môi trường thiếu vệ sinh…

Đặc biệt ở những nước đói nghèo, dân số đông và tình trạng sống chật chội vẫn còn phổ biến, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn lao phát triển và sinh sôi, lây lan.

Như vậy: Đói nghèo, đông dân và bệnh lao như một dòng luẩn quẩn, tỷ lệ thuận với nhau. Chỉ khi nào giải quyết được bài toán kinh tế, nhận thức thì khi ấy bệnh lao mới tìm được hướng giải quyết triển vọng. 

Bệnh lao ở Việt Nam – một trong những nước đang phát triển

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam xếp thứ 12 trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu, với khoảng 150.000 bệnh nhân lao các thể xuất hiện hàng năm và khoảng 12.000 ca đồng nhiễm lao/HIV. Cứ 20 phút lại có 1 bệnh nhân chết vì lao.

Tỷ lệ lao phổi ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù có giảm hàng năm ở nhóm tuổi trung niên (đặc biệt ở nữ giới) nhưng lại có hai nhóm tuổi tăng ở mức đáng lo ngại: Thanh thiếu niên và người già. Điều này có thể chi phối đến tình hình dịch vì luôn có một số lượng nguồn lây “tiềm tàng” ở nhóm trẻ tuổi

Một trong những bệnh viện chữa lao hàng đầu ở Việt Nam.

Hầu hết những người có nguy cơ lây nhiễm lao cao lại có thu nhập thấp. Hơn thế ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thuốc chữa lao kém chất lượng đang bán tràn ngập trên thị trường. Ngay cả việc chẩn đoán bệnh lao ở các bệnh viên tư nhân, ngoài hệ thống vẫn còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ những ca lao kháng thuốc ngày càng tăng: Mỗi năm có 3000 ca lao kháng thuốc, tỷ lệ này tăng theo thời kỳ. Tình trạng lao kháng đa thuốc vẫn chưa được kiểm soát.

Hiện nay phòng và điều trị bệnh lao được xem là chương trình y tế quốc gia, nước ta kêu gọi mạnh mẽ sự giúp đỡ của thế giới. Tuy nhiên khi mà đói nghèo còn đồng hành thì phòng và điều trị lao là một trở ngại lớn.

Mặc dù đã có những hành động tích cực trong công cuộc phòng – chống lao từ chính phủ, y tế, tuy nhiên cá nhân mỗi người dân nên nâng cao nhận thức thường xuyên thăm khám bệnh và phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị trước khi quá muộn.

Trần Hiền

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x