Vì sao bệnh lao chữa mãi không khỏi hay như ông bà ta vẫn nói dai dẳng như bệnh lao. Lao không phải là vô phương cứu chữa, nhưng tại sao số người điều trị lao không khỏi ngày càng tăng và số người điều trị khỏi lao nhiễm lại ngày càng nhiều. Điều này, có lẽ chỉ những ai đã và đang điều trị lao phổi mới có thể trả lời được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những nguyên nhân khiến bệnh lao điều trị mãi không khỏi. 

1. Không tuân thủ phác đồ điều trị

Bệnh lao không phải là bệnh khó chữa nhưng tại sao lại khiến nó trở thành một căn bệnh đeo bám dai dẳng? Điều đó cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là người bệnh tự ý điều trị không theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, ví dụ như: 

– Chỉ dùng một loại thuốc chống lao hoặc dùng 2-3 loại thuốc nhưng đã bị kháng. 

– Dùng thuốc không đủ liều lượng, không đúng quy cách, thuốc lao có những đặc thù riêng của nó, việc dùng thuốc bắt buộc phải tuân thủ từng nguyên tắc nhỏ của bác sĩ điều trị, một số sai sót như chia nhỏ liều dùng, không dùng thuốc ngày một lần mà chia ra làm nhiều lần cũng sẽ khiến thuốc mất tác dụng. 

– Sử dụng thuốc không đúng vả đủ theo chỉ định, như chỉ sử dụng thuốc kìm khuẩn mà không có thuốc diệt khuẩn. 

– Không có hoặc không đủ thuốc chủ yếu. 

– Thuốc kém phẩm chất, điều trị không đủ thời gian. 

2. Sử dụng thuốc lá, rượu bia trong quá trình điều trị

Đây là việc làm tối kị trong quá trình điều trị, bất kỳ một bệnh nhân lao nào cũng đều được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Hơn nữa các chất có trong thuốc lá, rượu… sẽ tác động trực tiếp lên phổi và hệ hô hấp khiến bệnh càng nặng hơn và khả năng điều trị khỏi càng giảm. Vì vậy, trong quá trình điều trị, chỉ tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ thì mới có khả năng điều trị dứt điểm bệnh.

3. Ngừng điều trị trước thời gian quy định 

Rất nhiều bệnh nhân lao tự động ngưng thời gian điều trị trước quy định. Lao là một bệnh có thời gian ủ bệnh vô cùng lâu, thông thường 90% chúng ta có vi khuẩn lao, chỉ 10 % còn lại là vi khuẩn lao thường trực. Còn thông thường, lao “ẩn trú” trong cơ thể con người đến khi sức đề kháng bị suy giảm thì trực khuẩn lao mới có điều kiện và môi trường để hoành hành. 

Cho nên, chỉ có điều trị đủ đợt và thời gian quy định thì lao mới được kiểm soát. Đại đa số bệnh nhân lao không hiểu rõ sự cần thiết phải điều trị đủ thời gian, chỉ điều trị được 1-2 tháng thấy triệu chứng lâm sàng giảm đi, hết sốt, hết ho, ăn uống ngon miệng, lên cân, sức khỏe trở lại gần như bình thường nên đã tự ý ngừng điều trị. 

Điều này về lâu dài chỉ tạo cơ hội cho vi khuẩn lao bùng phát nhanh hơn. Có thể bệnh nhân ngừng thuốc vì những lý do xã hội: không đủ khả năng tiếp tục điều trị do phải kiếm sống, do công tác, muốn giấu bệnh tật với gia đình, đồng nghiệp.

Cũng có bệnh nhân ngừng điều trị vì không được cung cấp đủ thuốc, không có điều kiện để lấy thuốc do nơi ở cách xa trung tâm y tế. Có khi người bệnh nhận được chỉ dẫn sai từ các thầy thuốc không phải chuyên khoa lao. Ngừng điều trị cũng có thể do có tai biến, tác dụng phụ; đặc biệt với những người lớn tuổi, có tiền sử bệnh gan. Nhưng chung quy lại, việc tự ý ngưng điều trị lao là một điều không nên làm. 

4. Khuẩn lao kháng thuốc 

Khuẩn lao kháng thuốc là một vấn đề vô cùng hệ trọng. Trước đây, tỷ lệ kháng thuốc không nhiều nhưng hiện nay tình hình kháng thuốc ngày một tăng, trở thành vấn đề nóng bỏng, sống còn. Bệnh nhân bị kháng thuốc thường do điều trị không đúng quy cách trong thời gian dài. Kháng thường xảy ra không chỉ với một loại thuốc mà có thể với nhiều loại. Việc tăng các chủng kháng đa thuốc đã trở thành mối đe dọa lớn đối với khả năng chữa khỏi bệnh lao. 

5. Suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS

Đối với những bệnh nhân lao phổi, khả năng bị lây nhiễm HIV sẽ cao hơn so với những người bình thường do suy giảm hệ miễn dịch.

Trên đây là một số nguyên nhân khách quan, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân chủ quan khác như làm việc quá sức, thiếu chất dinh dưỡng, mất ngủ, lười tập thể dục…đều có thể khiến bệnh lao khó điều trị khỏi hơn. Vì vậy nên thực hiện hiệp đồng các phương pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh lao. 

Theo L. Hương.

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x