Lao phổi là bệnh nguy hiểm, quá trình điều trị phụ thuộc rất nhiều vào thuốc, tuy nhiên, hiện nay có một thực tế đặt ra là: Các thuốc điều trị lao mang lại rất nhiều tác dụng phụ bên cạnh tính năng chữa bệnh. Điều này, khiến không ít bệnh nhân lao phổi cũng như bác sĩ điều trị gặp khó khăn.

1 ,Sự cần thiết của thuốc điều trị lao

Lao là bệnh lý do vi khuẩn lao gây ra, người mắc bệnh lao thông qua nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc đàm…sẽ cho ra ngoài từ 3000 -1.000.000 vi khuẩn lao, các vi khuẩn này bay lơ lửng trong không khí, người bình thường hít phải sẽ nhiễm lao. Vi khuẩn lao là loại trực khuẩn vô cùng khó tiêu diệt với cấu trúc vỏ 3 lớp dày đặc như bức tường thành rất khó phá hủy, giúp nó có khả năng chống lại được mọi yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, chống lại cả tác dụng của acid, các chất kiềm. Trong điều kiện tự nhiên, trực khuẩn lao có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Thậm chí trong phòng thí nghiệm có thể lưu giữ nó được trong vài năm.

 Thuốc là thứ không thể thiếu trong điều trị lao

Vì vậy, muốn tiêu diệt được trực khuẩn lao đòi hỏi phải có các kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay thuốc chữa lao được chia làm 2 loại : Thuốc thiết yếu và thuốc thứ yếu.
– Thuốc thiết yếu bao gồm : Isoniazid, rifampicin, etham – butol, pyrazinamaid, streptomycin và thiacetazon.
– Thuốc thứ yếu bao gồm : ethionamid, prothionamid, PAS, cycloserein, kanamycin và capreomycin.
Việc sử dụng và kết hợp các loại thuốc với nhau như thế nào là tùy vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ, điều trị lần đầu hay đã điều trị nhiều lần, lao mới hay lao tái phát…Và chỉ có bác sĩ điều trị mới có thể chỉ định thuốc để bệnh nhân lao sử dụng. Nhưng trong điều trị lao phổi, ít nhất phải có sự kết hợp 3 loại thuốc chữa lao.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thời gian sử dụng thuốc, liều lượng cũng như thời gian uống. Mọi sai lầm như uống thuốc không đúng giờ, không đủ số lượng…đều có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, dẫn tới bệnh lao càng khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, thuốc điều trị lao cũng mang lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân.

 Sử dụng thuốc đúng thời gian

2, Những tác dụng phụ của thuốc điều trị lao

Bất kỳ một thuốc điều trị bệnh nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ, vấn đề là ở mức độ và chúng ta kiểm soát nó như thế nào. Nhưng có thể khẳng định, riêng với bệnh lao thì tác dụng phụ của thuốc điều trị vô cùng nặng nề. Phần lớn là những kháng sinh liều cao, các tác dụng phụ mang lại có thể là viêm gan, sốt cao, nổi mề đay, phát ban, ngứa, co giật, kém ăn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở… nặng hơn nữa là viêm thần kinh, dạ dày, gan, trầy da, tróc vẩy…

Như streptomycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn lao nằm ngoài tế bào, loại kháng sinh này không hấp thu qua đường đường ruột nên phải tiêm bắp, phản ứng phụ của thuốc thường gặp là tê, giật quanh môi, cảm giác kiến bò, nôn mửa, sốt ban đỏ, mẩn ngứa.

Trường hợp nặng là shock phản vệ, dị ứng, nổi mề đay, phù Quincke ( mề đay khổng lồ), trụy mạch, tróc da, có thể gây tổn thương dây thần kinh số 8, làm chóng mặt, ù tai, loạng choạng, mất thăng bằng, cũng ghi nhận có thể gây điếc, khó phục hồi.Với thuốc Isoniazid có tác dụng diệt khuẩn lao vô cùng mạnh do chức năng phá hủy tế bào của trực khuẩn lao, vì vậy thuốc có thể gây viêm gan, co giật, viêm thần kinh thị giác, triệu chứng tâm thần, rối loạn , mất bạch cầu hạt, phản ứng luput…nhất là với những người có tiền sử viêm gan, suy gan, suy dinh dưỡng…

Kháng sinh Rifampicin là loại kháng sinh diệt khuẩn mạnh, giúp ức chế khả năng tổng hợp acid nucleic của trực khuẩn lao, tiêu diệt được các trực khuẩn lao tồn tại, “ngủ”, “nằm vùng” trong các tế bào gây tái phát bệnh. Tuy nhiên Rifampicin có thể gây khó thở, thiếu máu tan huyết, suy thận cấp, sốt, đau khớp…thậm chí viêm gan do ứ mật, nhất là khi kết hợp với kháng sinh Isoniazid liều cao.
Tương tự như các kháng sinh kể trên, Pyrazinamid là thuốc điều trị lao duy nhất diệt được trực khuẩn lao trong môi trường acid, diệt được cả trực khuẩn lao trong tế bào nên vô cùng cần thiết với bất kỳ bệnh nhân điều trị lao nào. Tuy nhiên, những phản ứng phụ của thuốc mang lại khá cao, nhất là chán ăn, buồn nôn, cảm giác nóng bừng…thậm chí là đau khớp ( nhất là khớp vai, đầu gối, tay), ngứa, nổi mề đay…Thuốc còn gây viêm gan, vàng da, sưng gan, lách, nôn mửa, cơn goutte cấp tính do tăng acid uric trong máu.

Một số thuốc như Cycloserin gây lú lẫn, co giật, rối loạn tâm thần, cơn động kinh, thậm chí có hành động tự sát.
Ethionamid gây phản ứng dạ dày, ruột, làm rối loạn tiêu hóa, buồn nôn…Ethambutol gây viêm thần kinh, giảm thị lực, viêm gan, viêm thần kinh ngoại vị….
Các thuốc điều trị như Viomycin, Thiacetazon, Prothinamid, PAS, Capreomycin…cũng tương tự.
Chính vì vậy, những bệnh nhân điều trị lao dài ngày luôn phải đối mặt với những phản ứng phụ của thuốc điều trị mang lại. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao, tất cả bệnh nhân dùng thuốc điều trị lao đều phải sử dụng song song với thuốc bổ gan, giúp giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc điều trị mang lại đối với gan. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao, điều đó được minh chứng bằng việc bệnh nhân lao phổi thường bị suy dinh dưỡng nặng, chán ăn và luôn luôn mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, người bị lao nên sử dụng kết hợp những sản phẩm được bào chế chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh lao hiệu quả. Các thảo dược như Cao Nhàu, Sói Rừng, Bách Bộ, Bối Mẫu, Mạch Môn, Xuyên Tâm Liên, Diệp Hạ Châu… được lựa chọn, đánh giá dựa trên các bài thuốc y học cổ truyền đã được khẳng định và các công trình nghiên cứu về hiệu quả đối với bệnh nhân lao cập nhật trên Pubmed – trang tin khoa học đăng tải thông tin các bài báo đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện quốc gia Hoa kỳ cho các tác dụng :
– Giúp ức chế vi khuẩn lao, ngăn ngừa phát triển từ nhiễm lao thành lao bệnh
– Tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống chọi của cơ thể đối với vi khuẩn nói chung và trực khuẩn lao nói riêng
– Tăng cường chức năng gan, hạ men gan
– Chống viêm do đó làm giảm vùng viêm không đặc hiệu giúp phát huy tác dụng của thuốc chống lao ở vùng viêm đặc hiệu.

Vì vậy, làm thế nào để giúp bệnh nhân lao phổi tránh được các tác dụng phụ của thuốc điều trị lao vừa giúp tăng cường chức năng gan lại tiêu diệt được trực khuẩn lao, đồng thời tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho bệnh nhân lao đang là vấn đề được giới chuyên môn quan tâm. Điều này, không chỉ có ý nghĩa với mỗi bệnh nhân đang điều trị lao phổi mà còn mang lại giá trị to lớn cho toàn xã hội.

Khi nào cần tư vấn, bạn hãy nhấc máy: 0975.707.331 chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc.

Theo Quỳnh Lan

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x