Ước tính có khoảng 40% dân số nhiễm lao, 10% trong số đó mắc bệnh trong năm.

– Mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc bệnh lao, trong đó hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, gần 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người chết do lao.

– Mắc chủ yếu ở độ tuổi lao động: 20 – 50 tuổi.

– Một người bệnh lao mỗi năm lây cho 10 người khác, trong đó 1 người sẽ trở thành bệnh nhân lao.

– HIV làm cho bệnh lao tăng lên và khó khăn trong điều trị chẩn đoán

– Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người HIV 

– Tỷ lệ lao kháng thuốc có chiều hướng gia tăng.

Nguyên nhân

Do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Ngoài ra còn phân lập được một số Mycobacteria khác như M. bovis…

Ảnh minh họa

Trực khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, dài 2 – 4 µm, rộng 0,3 – 0,5 µm, kháng cồn acid khi nhuộm Ziehl – Nielson và phát triển trong môi trường giàu chất dinh dưỡng (đường, muối khoáng, đàm, sinh tố, dinh dưỡng). Vi khuẩn sinh sản chậm 20 -24 giờ một lần bằng cách phân đôi. Vi khuẩn lao phát triển tốt nhất ở pH = 6,8 – 7,2 và nhiệt độ 37 – 38◦C. Vi khuẩn lao có thể tồn tại 3 – 4 tháng trong điều kiện tự nhiên. Dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn chết trong vòng 1,5 giờ, 2-3 phút dưới tia cực tím. Ở 42◦C chúng ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80◦C. Khi đun sôi đàm 5 phút BK bị tiêu diệt, với cồn 90◦ vi khuẩn tồn tại được 3 phút.

Nguồn lây

– Là người bệnh lao phổi hoặc thanh quản ho, khạc, nói chuyện bắn vi khuẩn ra môi trường (Hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần, XN đờm trực tiếp tìm AFB đàm âm tính)

– Người nghi lao được coi là nguồn lây cho đến khi qui trình chẩn đoán kết thúc kết luận người đó không mắc lao.

– Các yếu tố nguy cơ nhiễm lao phụ thuộc vào: hít chung bầu không khí với người bệnh ho khạc ra vi khuẩn: Mật độ, thời gian, chủ thể.

Các yếu tố thuận lợi dễ mắc lao

– Người tiếp xúc với nguồn lây, nhất là người tiếp xúc với nguồn lây chính dễ có nguy cơ bị bệnh. Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng dễ bị bệnh hơn.

– Trẻ em chưa được tiêm phòng bằng vaccine BCG: Khả năng bảo vệ của vaccine BCG trung bình là 65-70%.

– Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới bệnh lao: các nước nghèo, mức sống thấp…

– Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc lao: suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em, bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, loét dạ dày – tá tràng (người lớn), HIV/AIDS, phụ nữ thời kỳ thai nghén, …

Cơ chế lây truyền

Đờm của người bệnh là nguồn lây quan trọng nhất. Người bệnh ho, nói, khạc, tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa đầy vi khuẩn lao bay lơ lửng trong không khí (Nói : 200, Ho : 3.500, Hắt xì hơi : 4.500 – 1.000.000). Người ta có thể hít phải những hạt này vào phổi và mắc bệnh. Những bệnh nhân trong đờm có vi trùng lao lây nhiều hơn. Vi trùng lao có thể gây bệnh ở tất cả các bộ phận trong cơ thể. Người nhiễm lao có thể trở thành bệnh lao, tỷ lệ từ nhiễm lao chuyển thành mắc lao là 10% trong đời người, cao nhất trong 24 tháng.( HIV 10% năm). Những người sống gần bệnh nhân, nguy cơ lây bệnh càng cao.

                             Ảnh minh họa

Triệu chứng nghi ngờ mắc lao

Ho khạc trên 2 tuần, điều trị kháng sinh không đỡ. Có thể kèm theo:

– Ho ra máu.

– Đau ngực, khó thở.

– Sốt trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều.

– Gầy sút cân.

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét nghiệm đờm ngay.

Xét nghiệm chẩn đoán

– Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, nuôi cấy, chụp X-quang tim phổi, xét nghiệm máu.

– Một số XN cao cấp giành cho trường hợp bệnh khó chẩn đoán: sinh học phân tử, nuôi cấy nhanh, kỹ thuật miễn dịch. Các XN này đắt tiền.

Phòng chống lây nhiễm

Biện pháp dự phòng: Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là “cắt đứt nguồn lây”, có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB( ) và chữa khỏi cho họ. Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp dự phòng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng.
– Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người. Ai cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn. Qua đó có ý thức phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống.
– Kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có nguồn lây (bệnh viện lao, trại giam…) bằng cách:
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Biện pháp quản lý và điều trị.
– Tổ chức: Mỗi một huyện đều có 1 tổ chống lao cùng với mạng lưới là các nhân viên y tế xã có nhiệm vụ phát hiện những người nghi mắc lao. Nhân viên y tế xã giới thiệu những người ho khạc kéo dài trên 2 tuần đến tổ chống lao huyện để khám, xác định bệnh lao phổi bằng soi đờm trên kính hiển vi. Những người có AFB trong đờm sẽ được chẩn đoán là lao phổi và được đăng kí điều trị, cấp thuốc miễn phí. Những người nghi ngờ hoặc bệnh nặng sẽ được gửi lên tuyến tỉnh để chẩn đoán, điều trị.
– Chuyên môn:
Thu dung, cách ly, điều trị người bệnh:
Những người bệnh lao phổi phải được đăng kí điều trị và theo dõi suốt trong quá trình mang bệnh. Nơi đăng kí là các đơn vị chống lao tuyến huyện, tỉnh… gần nơi người bệnh cư trú. Phương pháp “điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn” (DOTS-Directly Observed Treatment Short-course) tại tuyến y tế cơ sở là phương pháp tổ chức chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh lao được khám chữa bệnh và theo dõi một cách tốt nhất. Hệ thống mạng lưới tổ chức chống lao phủ khắp toàn quốc và trên tất cả các tuyến y tế thuận lợi cho công tác phát hiện và quản lí điều trị.
Người bệnh được các nhân viên y tế giám sát điều trị trực tiếp 2 tháng đầu tiên. Sau đó sẽ được giám sát bởi các nhân viên y tế hoặc người thân hoặc tình nguyện viên trong giai đoạn sau cho đến khi kết thúc điều trị.
Dự phòng:
Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh
Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Uống INH 300mg/ngày x 6 tháng dự phòng cho những người có nguy cơ mắc lao cao như người có HIV trong các trại giam, trong các trung tâm 05-06.
Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất.
Thông gió tốt các buồng bệnh và những nơi tập trung nhiều người bệnh. Tận dụng tối đa ánh nắng và gió trong môi trường sống và làm việc.

Theo: Trần Đức

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x